文章列表-Văn học nghệ thuật

 

            Mấy ngày nay hương vị Tết đã thấy thắp thoángNha Trang.Một vài sạp hàngChợ Ðầm đã bày bánh mứt ra bán.Trời trong xanh gió mát nhè nhẹ, nhiệt độ chỉ 25oC.Biển đã sạch đẹp trở lại sóng biển đã êm dịu sau những ngày giận dữ của những cơn bão liên tiếp trong tháng 10 tháng 11 năm 2006.

 

           Còn  3 tuần nữa Tết đến rồi.Nhớ ngày xưa lúc ấu thơ rất trông mong ngày Tết đến.Vì được nghỉ học, được tiền , được mặc quần áo mới, được ăn đồ ngonẨNói thật lòng hiện nay tôi cũng thích Tết đến, nhưng không giống như tâm trạng của thời mong Tết để một do chính đáng để được nghỉ ngơi, được thư giãn đầu óc, được thả lỏng tưởng, sau những ngày tháng quay cuồng, tất tả, miệt mài cho công việc, cho gia đình, cho sự nghiệp.

 

            Thời trước khoảng sau rằm tháng Chạp thiên hạ bắt đầu làm mứt, làm củ kiệu, làm dưa món.Rồi những ngày cận Tết sâu trong các ngõ hẻm, ở các gốc sân vườn, ở các vĩa người ta bắt đầu nấu bánh tét.Trong những đêm trăng thanh gió mát, tôi nhớ mãi hình ảnh các anh thanh niên ngồi bên nồi nấu bánh tét vừa canh chừng bánh vừa chơi đàn Guitar, tiếng ca hát xen lẫn tiếng nổ tách của những thanh củi còn tươi, tiếng cười vui xen lẫn tiếng nước sôi chảy xèo xuống mép nồi bánh tét. Các gái thì xắt rốt củ cải làm dưa món , cắt củ kiệu ngâm với dấm đường, cắt dừa cắt làm mứt, rồi làm mứt me, mứt mãng cầu tây. trẻ con khi nghe đâu đó tiếng pháo chạy ù đi tìm lượm những viên pháo sót lại trên vỉa đầy xác pháo hồng thắm.

 

            Ðiều khiến cho các thanh niên nam nhất các trẻ con thích nhất sau ngày rằm khu vực chung A của Chợ Ðầm bắt đầu Chợ Tết.Họ khoái Chợ Tết dịp đi chơi ,khoe quần áo mới với bạn , ăn uống chọc phá mọi người.Còn trẻ thì thích nhất các trò chơi: , quay máy bay, phóng phi tiêu, chuột chạy chuồng. tiếng rao, tiếng ca hát, tiếng , tiếng nhạc. vang cả một góc trời, tôi tin chắc dânkhu vực này chắc cũng điên đầu tiếng ồn từ sáng đến tối.Nhưng tôi cũng tin chắc nếu như năm nào không Chợ Tết thì dânđây cũng thấy thiếu thiếu cái đó.

 

            Tết bây giờ gần như không ainhà làm mứt, làm củ kiệu, làm dưa món nữa.Ði lùng sụt các hang cùng ngõ hẻm,đầu đường cuối phố thì họa hoằn mới thấy xa xa một nồi bánh tét đang bốc khói nghi ngút.Nhưng xung quanh đó không thấy ai, trong nhà các chàng trai đang gát chân  xem tivi, các gái thì đong đưa theo tiếng nhạc phát từ những chiếc máy CD. chỉ lâu lâu một cụ già chạy ra xem còn than không.

 

            Muốn mứt, dưa món, củ kiệu chỉ cần tấp vỉa bất cứ khu phố nào đều người bán.Bao gói, lọ bình rất đẹp mắt không mắc lắm.Cònngã đường Nhà Thờ ( bây giờ Thành Phương ) đường Ðộc Lập ( bây giờ đường Thống Nhất ), những người dânvùng ngoại thành bày bán đầy đủ bánh tét ,bánh chưng đủ loại : chay, mặn, mắc, rẻ.Và điều cuối cùng không còn nghe tiếng pháo nữa, kể từ năm 1998 người dân bị cấm đốt pháo.Nhưng nghe tiếng pháo thì không cấm người ghi âm tiếng pháo vào máy CD, vào lúc Giao thừa mở máy ra nghe cho đỡ nhớ ,đỡ nghiền đỡ.. tốn tiền.

 

Vương Vĩnh Hiệp      Xuân 2007

Tết Xưa Tết Nay

Post date: 1-26-07

Thuyết minh ảnh :

Chùa Thiên Hậu Thánh Mẫu Phước Triều Nha Trang trong ngày Mồng Một Tết

Hình chụpNhà Bảo Tàng SápSingapore: Nhờ người viết thư về quê trong dịp Tết.
Nhận tiền từ người thân trong ngày Tết.

合家平安
閱讀翠膺同學的CHINESE NEW YEAR IN THE EYES OF THE CHILDREN 使我回想到童年也曾經問過媽媽同樣的問題。每年將到春節的日子,媽媽買水果回來擺在神位上拜神。年年都是蘋果,橘子,梨子…我很好奇地問媽媽為何不買其它的水果,每一年都只拜拜這幾種水果。經過媽媽解釋我才大悟:
中國人說蘋果是平安,橘子是吉祥,梨子是利益。新年到每人都想合家平安,如意吉祥,一本萬利,所以都以這幾種水果來拜神。
以前跟廣東省來的幾位朋友聊天,他們說當你吃橘子的時候有人問橘子酸不酸,如不酸就說甜,不能說不酸。因為廣州話不酸是‘無酸’,同樣發音是‘無孫’!!!向別人說沒有孫子真是大不吉利了。
好了年底說笑話,也順祝全球各位啟明董事,老師,學長,學姐,同學:

合家平安
如意吉祥
一本萬利

越南芽莊市
王永協

月到中秋分外明
王永協

 

一年月色最明夜,千里人心共賞時。”

天上明月,人間情懷,人們圍繞著中秋明月這一特殊天象形成了中國人特有的月亮節,團圓節,中秋節。祭月,拜月,賞月,玩月,走月,跳月,追月,尋月,閙月,偷月,中國人的心態情感在如水的月光之下,表現得生動而自然。

一個沒有月亮的中秋節是無法想象的,中秋節的許多活動都與月亮相關。月亮是與地球最爲接近的天體,也是人們肉眼可以觀測到的主要天體之一。面對著夜空中的月亮,人們一直想知道,那裏面究竟有什麽?人類的好奇心,直到1969716日才得到滿足。那一天,美國的阿波羅號登上了月球,在上面留下了人類的腳印,從此揭開了月亮的秘密。

古人認爲,月亮上有著與人間一樣的宮殿,裏面住著嫦娥;月亮上還有桂花樹,可愛的玉兔。古人將日常生活的經驗與豐富的想象相結合,創造了瑰麗的神話故事。

對於我個人,在中秋節的節日裏,我只喜愛小時候聽到關於月亮的神話故事,不想知道月亮的秘密已揭開,不想知道月亮不可能有生命存在。因爲我渴望月亮的神話故事永遠印在我的腦海中。

 

王永協

越南芽莊市2006年秋天

月到中秋分外明post date:9-21-06

 

VỀ THĂM TRƯỜNG XƯA
Vương Vĩnh Hiệp






Trong những năm gần đây, tôi mới phát hiện ra biển Nha Trang đẹp nhất là vào tháng 8.Tháng 8 không có cái nắng gay gắt của tháng 7, tháng 8 không có cái oi bức của tháng 6. Biển tháng 8 êm dịu, nước trong xanh nhìn thấy đáy, nếu may mắn sẽ có thể nhìn thấy hàng đàn cá be bé lượn qua lượn lại.Trời không một chút mây nhưng không nóng bức, từng cơn gió mát nhè nhẹ thổi qua khiến tâm hồn và tâm trạng nói không hết sự sảng khoái và dễ chịu.

Tháng 8 sau đợt về thăm Nha Trang của gia đình Thầy Hàn Quốc Bình hồi đầu tháng, đến lượt bạn học thân thiết của tôi là Nguỵ Chí Phát ghé về Nha Trang được 2 ngày.Nhưng đoàn cựu học sinh do anh Tạ Quốc Hụng và anh Tưởng Tài Lực tổ chức VỀ Nha Trang thực sự gây chú ý trong cộng đồng người Hoa ở Nha Trang, và nhất là các cưụ học sinh của Trường Khải Minh càng háo hức hơn vì được gặp lại bạn học cũ ( lớp Sơ Trung Nhất và lớp Sơ Trung Nhị năm 1974 ).

Từ sân bay Cam Ranh đoàn cựu học sinh Khải Minh lên xe chạy thẳng về Trường Khải Minh.Ðến trường đã là 5 giờ chiều rồi.Ðã có nhiều anh chị là bạn học cùa đoàn chờ sẳn trong sân trường.Mọi người đều mừng rỡ khi gặp lại nhau, có người tính ra đã 30 năm không gặp rồi.Ngày tháng vô tình nhưng tình người , tình bạn học vẫn tràn đầy tình cảm thắm thiết.Sau khi hỏi thăm, chụp hình kỷ niệm, xem lai những tấm hình chụp khi còn đi học, mọi người kéo nhau lên lớp học nơi ngaỳ xưa đã mài đũng quần biết bao năm tháng.Lớp Sơ Trung Nhất và Lớp Sơ Trung Nhị ( 1974 ) diễn lại buổi lên lớp.Các học sinh ngồi ngay ngắn , tay để lên bàn nhìn lên bảng đen chăm chú nghe giảng bài.Mọi người cười phá lên với những cảnh lớp học ngày xưa.Nhưng cũng có đôi lúc các cựu học sinh chợt  im lặng,hồi tưởng lai thời hoàn kim của thuở học trò, ánh mắt nhìn ra xa đượm buồn.Còn đâu nữa thời bé con xách cặp đến trường ,chỉ biết học và vui đùa phá phách chọc ghẹo.Trong đầu óc ngây thơ không hề vứơng bận những ưu phiền, những lo toan của cuộc sống luôn quay cuồng. 60 học sinh của lớp Sơ Trung Nhị và 77 học sinh của lớp Sơ Trung Nhất ( năm 1974 ) nay còn gặp lại được bao nhiêu người.Mỗi người mỗi hoàn cảnh mỗi số phận ,lưu lạc khắp nơi trên thế giới và có người đã lưu lạc sang cả thế giới bên kia

Cộng đồng người Hoa thành phố Nha Trang và các cựu học sinh Trường Trung Học Khải Minh rất xúc động và lòng tràn đầy thành ý cảm ơn đoàn cựu học sinh từ Mỹ về lại Nha Trang ,thăm lại ngôi trường Khải Minh thân yêu.Chuyến thăm này đã mang lại những tình cảm, những cảm xúc sâu lắng về tình yêu mái trường xưa thân yêu,về tình Thầy trò cao cả, về tình bạn sâu nặng của các cựu học sinh..Dù ngôi trường đã không còn như xưa, đã rêu phong cũ kỷ ( đã xây gần 35 năm rồi còn gì), nhưng theo tôi tình cảm của các cựu học sinh đối với nhà trường , đối với các Thầy Cô, đối với các bạn học  vẫn mãi mãi trinh nguyên và xanh tươi.

Nha Trang 31/08/2006

Vương Vĩnh Hiệp

NHỮNG  NĂM  THÁNG  TÔI   KHẢI MINH
VƯƠNG VĨNH HIỆP

Tôi có một trí nhớ khá tốt, những chuyện xảy ra cách đây gần 35 năm lúc  chỉ có 5 tuổi tôi vẫn còn nhớ như  in trong tâm trí tôi…

 

Ngày đầu tiên đến trường:

 

Đó là năm 1971, lúc tôi được 5 tuổi mẹ tôi quyết định cho tôi đi học lớp Mẫu Giáo (Ấu Trỉ Viên), mặc dầu các bạn cùng trang lứa đã đi học từ trước đó một năm rồi, cho nên tôi đăng ký học thẳng vào lớp Ấu Trỉ Cao.  Hôm đó anh trai tôi ( Vương Vĩnh Minh) dẫn tôi đến trường Trung Học Khải Minh tại số 13 đường Miếu Bà, Thị Xã Nha Trang, cách nhà tôi khỏang 500m.   Tôi nhớ phòng ghi danh nằm ở tay trái tầng trệt phòng thứ hai thuộc dãy lầu bên ngòai.  Khi ghi danh cô phụ trách đăng ký ghi danh học sinh nhập học hỏi tên tôi, anh tôi trả lời là Vương Vĩnh Hiệp. Anh tôi đọc chữ Hiệp không chuẩn nên cô ghi hỏi lại vài lần, cuối cùng anh tôi mới giải thích được chữ hiệp gồm có chữ thập và ba chữ lực.  Lúc đó cô ghi danh mới ghi đúng.  Nhưng sau đó nhiều người vẫn nhìn tên tôi và đọc sai là lực.  Hiện nay khi người ta hỏi tên tôi, tôi chú thêm hiệp là hiệp lực,hiệp nghị, hiệp định, hiệp trợ, hiệp hội… cho đến khi người ta hiểu chữ hiệp nào…

 

Ngày chính thức đi học tôi được mẹ tôi diện một bộ đồ thiệt đẹp, sau khi tiếng kẻng vào lớp nổi lên chúng tôi được cô giáo dẫn vô lớp học.  Lần đầu tiên trong cuộc đời phải ngồi yên trong khỏang thời gian dài nên vừa khi có tiếng kẻng báo giờ ra chơi tôi vội phóng ra chạy khắp sân, chạy nhảy và đi hết khắp sân trường cho đến giờ vô lớp.  Tôi là người vô lớp cuối cùng, khi chạy đến chỗ tôi ngồi thì tôi phát hiện một điều quái lạ:  Sao chổ tôi ngồi đã có thằng nhóc nào ngồi rồi, và chỗ để cặp táp không phải là cặp của tôi?!! Và tôi nhìn chung quanh lớp, điều tôi hỏang hốt thực sự là trong lớp chẳng có ai quen cả !!!  Lập tức tôi hiểu ngay ra là tôi đã vô nhầm lớp! Tôi đỏ gay cả mặt và chạy biến ra khỏi lớp trước khi cô giáo đến…

 

Những ngày sau đó đi học việc đầu tiên là tôi nhận dạng vị trí lớp và các đặc điểm xung quanh lớp học đó, và cẩn thận hơn nữa tôi để ý bạn học ngồi bên cạnh mình là ai và tên gì.  Cho đến nay tôi vẫn còn nhớ bạn học ngồi bên cạnh tôi trong những ngày đầu tiên đi học tên là Lâm Thục Anh.   Cô bé này ở nhà còn có tên là Trang  là con gái của Ông Bà Hiệp Thành Lâm Mộc Huy, và tôi còn làm dấu để khỏi bị nhầm lẫn là cô bé thường hay vận một chiếc váy rất xinh nền trắng ca rô đỏ, xanh, và để chắc ăn hơn nữa tôi nhớ cô bé ngồi ở dãy bàn bên trái tôi rất dễ thương với mái tóc buộc đuôi gà tên là Hùynh Lệ Na nhà ở 117 đường Lữ Gia.

 

Sự kiện trọng đại ở Trường Khải Minh:

 

Năm 1972 tôi học lớp 1C và tôi bắt đầu được mặc đồng phục với áo sơ mi trắng quần sọoc xanh dương, và số học sinh của tôi là 2722, tôi rất thích thú với các sách giáo khoa như Quốc Ngữ, Thường Thức được in màu do Đài Loan xuất bản, nhưng có bài học cho đến nay tôi không thể nào học được đó là các phù hiệu chú âm ( hiện nay tôi chỉ sử dụng kiểu phanh âm với ký hiệu La Tinh của Trung Quốc Đại Lục ).  Tôi bắt đầu làm quen được hết các bạn trong lớp,nhất là các bạn nam,trong đó tôi chơi thân cho đến ngày rời khởi Khải Minh như Ngụy Chí Phát, Châu Nại Phúc, anh em Mai Quảng Thành, Mai Quảng Liêm, Thạch Quốc Trụ, Vương Viễn Kiện…Còn các bạn nữ do mắc cở nên chỉ biết chứ không chơi chung, nhưng có một cô tôi vẫn nhớ mãi với mái tóc ngắn cắt ngang, da trắng mịn, khuôn mặt bầu bỉnh, cặp mắt to đen láy, và lúc nào cũng mắc áo sơ mi cài  sát cổ áo và học giỏi nhất lớp, được Cô giáo chọn làm lớp trưởng cho các lớp sau cho đến khi tôi lên thay thế.  Cô bé đó tên là Phan Thúy Ưng, sau này tôi được biết nhà ở số 2 Trưng Nữ Vương ( gần chợ Đầm).

 

Năm 1972 trường Khải Minh đăng cai tổ chức giải vô địch bóng rỗ các tỉnh Trung Nam bộ và Cao Nguyên.  Đây có thể coi là sự kiện quan trọng nhất từ trước đến nay.  Theo ký ức tôi lúc đó nhà trường chuẩn bị rất kỹ cho sự kiện thể thao quan trọng này.  Đội bóng của trường Khải Minh mang tên Kiều Thanh tập trung các cầu viên ưu tú nhất của trường.  Việc có được một tấm vé vô xem cuộc thư hùng của các đội bóng của các tỉnh không phải dễ.  May sao Cậu của tôi (ông Lý Giới Dân ) dư một vé cho tôi đi xem.  Lúc đó tôi chỉ có 6 tuổi có biết xem gì đâu? Nhưng không khí sôi nổi ở trong trường  và ngòai trường khiến tôi rạo rực, muốn vô xem thử những gì diễn biến bên trong sân trường.  Thưc sự cho đến nay tôi chỉ còn nhớ là đội Châu Đốc vô địch và đội Kiều Thanh Nha Trang đứng thứ 4. Mà thông tin đó tôi nghe nói lại thôi, chứ hôm tôi vô sân chỉ nhớ là thấy Thầy Lâm Mỹ An có mái tóc xỏa trước trán nhảy tranh bóng rất đẹp.  Cầu viên của đội Châu Đốc khiến tôi rất ngạc nhiên về nước da ngâm đen như người Châu Phi và cao lều khều…Nhưng sẽ rất thiếu sót nếu không nói đến chương trình ca vũ do các học sinh trường Khải Minh trình diễn.  Tôi chỉ còn nhớ đến giọng hát ngọt ngào của Cô Vương Viễn Khiết khi hát bài Thập Bát Cô Nương Nhất Đóa Hoa, và nhất là điệu múa của hai nữ sinh ( hình như lớp 3 ) được đệm bằng bản nhạc Vọng Xuyên Thu Thủy ( Trường Kỳ “Nagasaki” Hồ Điệp Cô Nương ) một bài hát của Nhật Bản, đến nay tôi vẫn còn nhớ lời bài hát đó mặc dầu hiện nay các CD hát bằng lời khác.        Tôi nghĩ tất cả các sự kiện diễn ra trong những ngày tổ chức giải vô địch bóng rỗ ở Trường Khải Minh là kỷ niệm khó phai trong đời đối với tất cả học sinh của trường…

 

Những người bạn học mới và người Cô giáo tôi nhớ mãi trong đời:

Lên lớp 3 thì từ 3 lớp nhập lại còn 2 lớp, tôi học ở lớp 3B, từ lờp 2 tôi đã chơi thân ngòai các bạn đã nói ở trên còn có thêm các bạn Lâm Di Qúy, Sóai Diệc Xuyên, Vương Văn Minh, Ngô Thanh Minh, Lâm Minh Hoa…Các bạn Quách Hán Minh, Lý Vỹ Cường, Vân Đại An thì tôi rất mến vì tánh tình dễ thương nhưng ít chơi chung.  Còn các bạn nữ trong lớp thì tôi nhớ gần hết: Tôn Tuyết Phương con của tiệm thuốc bắc Dân Khang có mái tóc dài đen bóng uốn quăng; Hùynh Lệ Quyên nhà ở đường Ngô Gia Tự ( Nguyễn Hòang ) có cặp mắt to;  Ngô Tú Phụng có nước da trắng hồng nhà ở góc cua Đào Duy Từ và Độc Lập; Ngô Lệ Kiều con của nhà hàng Đông Thành có cái lúm đồng tiền trên má; Mạch Lệ Bình nhỏ nhắn xinh xắn;  Phan Ái Liên con của tiệm thuốc bắc Thọ Nguyên Đường dáng người khỏe khoắn…

 

Năm tôi học lớp 3 có hai sự kiện khiến tôi không bao giờ quên:  Một là trong lớp tôi là người duy nhất được chọn biểu diễn khẩu cầm ( armonica), và điều thứ hai là đại diện khối 3 phụ trách đọc diễn văn bằng tiếng Hoa trước tòan trường.  Tôi chưa bao giờ đụng đến khẩu cầm chứ đừng nói đến chuyện biểu diễn.  Cô Hàn Hồng cô giáo chủ nhiệm lớp tôi phụ trách dạy tôi thổi khẩu cầm.  Hằng ngày vào giờ ra chơi Cô Hồng gọi tôi xuống Hiệu Vụ Xứ  ( Phòng Giáo Vụ) đến bên bàn làm việc của Cô và Cô dạy tôi sử dụng khẩu cầm, sau một thời gian tập luyện tôi đã thổi khá thành thạo nhưng không hiểu sao chương trình biểu diễn ca vũ nhạc của trường sau đó hủy bỏ nhưng nhờ đó tôi được biết thổi khẩu cầm.  Còn việc đọc diễn văn nhờ sự nhiệt tình giúp đở của Cô Hồng tôi có một bài diễn văn khá hay đọc trước hàng trăm khán gỉa.  Tôi vẫn còn nhớ mang máng nội dung bài diễn văn nói về nền kinh tế các nước Đông Nam Á.  Tôi nghĩ kỹ năng nói trước đám đông của tôi hiện nay cũng có thể nhờ được huấn luyện từ đó.  Hình ảnh Cô Hàn Hồng tôi nhớ mãi trong tâm trí, vì trong suốt qúa trình học hành của tôi cho đến nay Cô để lại ấn tượng về sự dịu dàng, nhân từ, hết lòng yêu mến dạy dỗ học trò.  Tiếng Hoa của tôi nhập tâm và hiện nay sử dụng nói nghe như người bản xứ  hòan tòan là nhờ trong thời gian học ở Cô tôi tập trung, nổ lực và với căn bản đó về sau tôi đi sâu hơn về trình độ tiếng Hoa thuận lợi hơn.  Tôi vẫn còn nhớ hồi đó dáng người Cô ốm cao, đôi mắt to, tóc cắt ngang vai và uốn cong, và qua bài viết này tôi xin được gởi lời tri ân đến với Cô và mong ước Cô luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.

 

Những bài học rèn luyện nhân cách  và những năm tháng sau ngày giải phóng:

 

Chương trình giáo dục của Khải Minh đã trang bị cho tôi vốn liếng tiếng Hoa khá vững vàng.  Ngòai sách giáo khoa của trường tôi mượn sách, tiểu thuyết, truyện tranh về xem.  Tôi mượn từ các gia đình trong cộng đồng người Phước Kiến như: Hiệp Phát, Hiệp Thuận Hưng…và đi thuê ở hiệu sách trước cửa Thiên Thái ở gần trường.  Lúc đầu tôi đọc truyện tranh Lão Phu Tử, Tiểu Lưu Manh, Tây Du Ký…sau đó tôi đọc cả tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, Cổ Long, Lương Vũ Sanh;  tiểu thuyết tình cảm của Qùynh Dao, Y Đạt, Từ Tốc…Không hiểu hết tôi cũng đọc, rồi tra tự điển, ở nhà tôi hàng ngày hay mở đĩa nhạc phát các bài hát của các ca sĩ Thanh Sơn, Hùynh Thanh Nguyên, Trương Tiểu Anh, Đặng Lệ Quân….Tối tối các Cô tôi ở tiệm Hiệp Thuận Hưng gọi tôi ra dạy tôi học thêm.  Chị Lâm Bích Trân con của Hiệp Phát kèm tôi thêm ( đáng tiếc chị Trân bị bắn chết năm 1978 khi vượt biên).  Chị Hứa Minh Huệ ở cafê Du Hưng đường Trần Qúy Cáp dạy thêm tóan cho tôi…với phương cách được đào tạo tổng hợp như thế này hiện nay tôi học tiếng Hoa tiến bộ rất nhanh.

 

 Từ những bài học đầu tiên nhận mặt chữ như nhân, thủ, túc, đao, thước, bố…tôi học được cái lanh trí và bình tĩnh của Tư Mã Quang khi đập vỡ cái lu nước để cứu bạn; cái thông minh sáng tạo của Tào Xung khi nghĩ ra cách cân con voi qua chiếc xuồng; cái trung thực dũng cảm của Washington khi lỡ chặt gẫy cây táo mà bố mình yêu qúy; cái kiên trì nhẫn nại của vị tướng tên Bruce người Scotland nhìn con nhện dệt mạng nhện đến lần thứ bảy và hiểu ra rồi sau đó đánh bại  quân Anh …

 

Sau những ngày hoang mang, khủng hỏang trong thời gian đầu giải phóng tôi trở lại nhà trường học tiếp lớp 4, và tôi hụt hẩng và buồn rầu suốt mấy ngày liền vì môt số các Thầy Cô, bạn học của tôi đã rời xa Khải Minh.  Có thể họ chuyển vô Sài Gòn hoặc vượt biển đi đến một chân trời khác..  Kể từ đó tôi không còn gặp Cô Hàn Hồng, các bạn như Thạch Quốc Trụ, Quách Hán Minh, chị em Phan Thúy Ưng, Phan Thúy Kiều, Mạch Lệ Bình…Tôi không còn mơ ước chống lớn để được mặc đồng phục quần dài, áo sơ mi thắt cà vạt như các anh lớp lớn vì sau ngày giải phóng học sinh “được” mặc đồ tự do,   Tôi không còn phải lên hội trường để chào cờ Đài Loan Trung Hoa Dân Quốc và hát bài Quốc Ca Đài Loan, và tiếp theo chương trình tiếng Hoa được dạy như môn ngọai ngữ.  Nhưng trẻ thơ chúng tôi thích ứng hòan cảnh rất nhanh, những chữ Hoa giản thể một thời gian ngắn chúng tôi làm quen không có gì khó khăn.  Chủ nhiệm lớp 4 của tôi là Thầy Xay, tôi không có nhiều ấn tượng về Thầy, cũng như Thầy Phu khi lên lớp 5.   Tôi chỉ nhớ không còn Phan Thúy Ưng trong lớp, tôi được bầu làm lớp trưởng.  Tôi nghĩ có thể do tôi biểu hiện xuất sắc môn tiếng Hoa nên được làm lớp trưởng chứ trong suốt qúa trình học tôi chưa bao giờ đứng nhất lớp vì môn tóan tôi hơi yếu.

 

Bắt đầu từ lớp 6 ( 1978 ) bạn học tôi dần dần “biến mất” khỏi lớp  không một lời từ gĩa.  Tôi được biết họ đi vượt biên hoặc đi đăng ký.  Tôi rất hiểu tình cảnh, tâm trạng của mọi người lúc đó.  Năm đó Cô Hạnh Em là Chủ nhiệm lớp tôi, hiện Cô vẫn ở nhà Quán nem Mỹ Hạnh ở đường Trần Qúy Cáp.

 

Đầu năm học lớp 7 một điều khiến tôi buồn rầu suốt cả tháng trời đã xảy ra:  Nhà trường quyết định tách một nửa lớp qua trường Xương Huân ( nay là trường Chu Văn An ).  Theo tôi được biết là tất cả các lớp trong trường đều bị cắt một nưả đi trường khác.  Đột nhiên trong lớp có đến một nửa là bạn học lạ tôi nhất thời không thể quen được môi trường đó.  Nhiều buổi đi học về tôi lang thang sang trường Xương Huân xem có gặp được những đứa bạn học thân mến của mình từ thời học mẫu giáo hay không, nhưng cửa cổng đóng im lìm, và tôi không còn gặp lại những người bạn học như :  Tôn Tuyết Phưong, Hùynh Lệ Quyên, Ngụy Chí Phát, Ngô Thanh Minh …vì ngay sau đó hàng lọat người Hoa đăng ký rời khỏi Việt Nam, lớp tôi tòan bộ đi hết khỏang 70 - 80%, gia đình tôi cũng có đăng ký đi trong chiếc tàu do ông Tiêu Lãm tổ chức, nhưng là chiếc tàu cuối cùng kẹt lại, và tôi vẫn còn duyên nợ với Nha Trang, với Việt Nam.

 

Việc học hành của tôi sa sút, chủ yếu do việc chuẩn bị rời khỏi Việt Nam, không khí thời cuộc và không còn đám bạn thân học chung.  Thậm chí có một lần tôi cầm đầu cả lớp trốn học đi chùa Long Sơn chơi, hôm sau tôi bị Cô Quân ( Cô là giáo viên chủ nhiệm lớp 7 của tôi, nhà ở đường Thái Nguyên gần ga xe lửa ) la  trách.  Tôi còn nhớ Cô nói tôi là lớp trưởng mà không làm gương cho các bạn khác noi theo.  Cuối cùng tôi cũng rời khỏi Khải Minh, ở nhà chỉ chờ ngày lên tàu rời khỏi Việt Nam. Sau một thời gian xác định không thể đi ra nước ngòai được nữa, tôi đâm ra thèm học, nhớ Khải Minh kinh khủng và tôi lại đăng ký vô học lại. Nhưng tôi đã sai lầm, học lại một thời gian ngắn tôi phát hiện ra tôi không thể nào học được nửa, đầu óc tôi rỗng tuếch vì không còn một khuôn mặt thân quen nào ở trong trường.  Xác của Khải Minh còn đó nhưng hồn đã không còn, hồn của Khải Minh đã tản mát đi đâu rồi? Ở Mỹ? ở Canada? ở Úc?  ở tất cả các ngõ ngách trên thế giới? Cuối cùng tôi không chịu nổi, không đủ sức chịu đựng việc học ở Khải Minh và lần thứ hai bước ra khỏi trường, và bắt đầu việc học đầy gian truân,khó khăn của tôi không phải ở Khải Minh…

 

Sau 9 năm ở trường Khải Minh tôi ra đi không có lấy một mảnh bằng nào cả, những gì tôi học được,  lĩnh hội được, hấp thu được,  thấm nhuần được tòan bộ nằm trong đầu tôi nhưng nó có gía trị gấp trăm lần những tấm bằng dù là của những trường đại học danh tiếng thế giới hay nổi tiếng ở Việt Nam mà tôi có được…

Thay cho lời kết:

 

Tháng 9 năm 2004 tôi trở lại trường Khải Minh, mặc dù nhà tôi ở đường Hòang Văn Thụ ( Hòang Tử  Cảnh trước đây ) nhưng gần 25 năm qua tôi không bước vô trường dù rằng hàng ngày tôi đều có đi qua.  Sáng hôm đó tôi đi họp phụ huynh học sinh cho con trai tôi là học sinh lớp 8 của trường ( nay gọi là trường Trưng Vương ),  thật trùng hợp tôi họp ở ngay tại lớp mà trước đây tôi học lớp 4! Ngồi nhìn chung quanh thấy không có gì thay đổi, vẫn bốn bức tường đó, vẫn bàn ghế đó, vẫn cửa sổ đó…Tôi nhìn các phụ huynh khác trong lớp đột nhiên tôi có ước muốn tất cả phụ huynh đó đều là bạn học của tôi thuở xưa… Khi họp xong tôi đi hết các tầng lầu, đi hết các lớp học:  Đây là lớp học tôi đánh lộn với Tô Kỳ Xương; đây là khu hành lang Châu Nại Phúc đánh rơi kính cận của tôi xuống dưới sân trường vỡ tan.  Tôi vẫn còn nhớ nét mặt tái xanh vì sợ của nó; đây là hành lang phía sau lớp học mà bọn tôi gồm Lâm Du Tường, Lâm Minh Hoa, Sóai Diệc Xuyên…cậy gạch ra ném nhau chơi! ( hiện nay vẫn không có gạch lát lại ); đây là thang vịn đi xuống lầu mà tôi ít khi bước từng bậc thang cấp mà tuột xuống…Đứng ở sân trường hồi lâu tôi nhìn về hướng rạp Tân Thanh chợt phát hiện bậc khán đài đã bị đập bỏ từ bao giờ.  Gốc sân gần đó là nơi tôi hay nhìn những con chình biển, con mực mà anh Ngày ( con trai Thầy Trần Khắc Vân) đi biển đâm về, còn bên gốc sân có cầu thang đi lên nhà tập thể giáo viên là nơi tôi đã mua hoa tặng cô Phan Tiểu Thanh nhân ngày nhà giáo Việt Nam ( 20/11/1976 ), và cuối cùng là gốc sân nơi trước đây làm Nhi Đồng Lạc Viên.   Có một cây phượng mà tụi Hùynh Xuân Răng, Vạn Quốc Cường, Phan Gia Trì ném nguyên cái bàn học vào cây phượng để phá tổ ong …Nhìn ra giữa sân trường tràn ngập ánh nắng ban mai,tôi dường như nhìn thấy một cậu bé khỏang 10 tuổi mặc đồng phục với áo sơ mi có số hiệu 2722 đang chơi bóng rỗ bằng trái banh tennis, nhìn sang dãy lớp học tôi dường như nhìn thấy một chú bé khỏang 5 tuổi đang cuống cuồng chạy đi tìm lớp học mình …

BY: VƯƠNG VĨNH HIỆP



bất kỳ nước nào trên thế giới môn văn cũng một trong những môn quan trọng nhất.
học văn để cảm thụ cái đẹp, để nắm được cái ngữ pháp thẩm mỹ của nghệ thuật.